Tiêu chuẩn an toàn thang máy mới nhất 2023

Tiêu chuẩn an toàn thang máy mới nhất 2023

Thang máy là một thiết bị hiện đại được sử dụng phổ biến, đòi hỏi độ an toàn cao vì tần suất sử dụng lớn. Trên thực tế, luôn thường trực sự cố có thể xảy đến bất cứ khi nào trong quá trình sử dụng thang. Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn thang máy giúp tối ưu và bảo đảm an toàn tuyệt đối khi thi công lắp đặt cũng như sử dụng thang máy.

1.Tiêu chuẩn an toàn thang máy mới nhất

Thang máy được bảo đảm an toàn sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng của thang máy. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều mẫu mã và sản phẩm thang máy khác nhau. Chính vì vậy, việc lựa một thang máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi công trình cũng trở nên đa dạng hơn.

Với công trình tòa nhà cao tầng, các công trình công cộng, trung tâm thương mại, nhà ga, sân bay thì ta có thang máy tải khách, bệnh viện thì có thang máy bệnh viện, trong các công xưởng thì có thang máy tải hàng.

Hình ảnh thang máy được xây dựng hoàn thiện bảo đảm an toàn

Tóm lại là có rất nhiều loại thang máy với tiêu chuẩn an toàn khác nhau, nhưng trong ngành thang máy hiện nay, thì các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu về an toàn thang máy đã được thống nhất và tuân thủ theo quy định chung của nhà nước. Các quy định đó được các chuyên gia xem xét lập luận và đưa ra các tiêu chuẩn hoàn thiện như sau:

2.Kiểm định an toàn trong thang máy

2.1.Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy định hiện hành đã được thống nhất nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Theo quy định của nhà nước, thang máy thuộc danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định. Trong lĩnh vực kiểm định an toàn thang máy, người ta thường chia ra các dạng sau:

  • Kiểm định thang máy điện

  • Kiểm định thang máy thủy lực

  • Kiểm định thang máy chở hàng

  • Kiểm định thang máy điện không có phòng máy

2.2.Vì sao chúng ta phải kiểm định thang máy

Việc kiểm đinh thang máy giúp người sử dụng an toàn trong quá trình vận hành. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người lắp đặt cũng như người sử dụng, thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:

  • Đảm bảo được tình trạng hoạt động của sản phẩm không bị gián đoạn, do các sự cố nhỏ phát sinh gây ra.

  • Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.

  • Tuân thủ các quy định trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

2.3.Thời điểm kiểm định thang máy

Thời điểm kiểm định thang máy thích hợp

- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

  • Là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thiết bị lắp đặt, trước khi đưa vào hoạt động.

  • Từ đó biết được việc lắp đặt có chính xác hay không; quá trình vận hành có diễn ra tốt hay không? Từ đó, giảm thiểu được độ rủi ro có thể xảy ra

- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

  • Là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

  • Bởi, trong một thời gian hoạt động có thể khiến cho những bộ phận chi tiết hao mòn, rời rạc. Cần tiến hành kiểm tra định kỳ để biết được bộ phận nào hư hỏng, chi tiết nào cần gia cố, và mức độ an toàn có tuyệt đối hay không.

- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

  • Là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và gây ảnh hưởng tới hoạt động kỹ thuật an toàn của thang máy.

  • Việc phát hiện sớm tình trạng bất thường sẽ giúp khắc phục kịp thời, nhanh chóng sửa chữa, tránh được sự nguy hiểm không đáng có khi vận hành.

2.4.Quy trình kiểm định

Với một loại thang máy sẽ có quy trình kiểm định an toàn khác nhau, nhưng về cơ bản, quy trình kiểm định vẫn sẽ gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị thang máy.

  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật sơ bô bên ngoài

  • Bước 3: Kiểm tra chế độ hoạt động thử không tải.

  • Bước 4: Kiểm tra chế độ hoạt động thử tải.

  • Bước 5: Đánh giá kết quả kiểm định.

2.5.Thời hạn kiểm định

  • Thang máy có thời gian hoạt động nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm/1 lần.

  • Đối với thang máy có thời gian hoạt động trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm/1 lần.

  • Đối với thang máy có thời gian hoạt động trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/1 lần.

2.6.Đơn vị được phép kiểm định thang máy

Trong Lĩnh vực kiểm định máy, thiết bị, vật tư là hoạt động có điều kiện. Chỉ những đơn vị được nhà nước cấp phép mới được thực hiện công việc này. Chính vì vậy những đơn vị đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định.

Bên cạnh đó, Các kiểm định viên của TT KD KTAT KVI đều là những người được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao, sẽ giúp kiểm tra và phát hiện thấy sự cố của thiết bị nhanh chóng. Sau kiểm định thang máy, kiểm định viên của TT KD KTAT KYI sẽ tiến hành dán tem kiểm định chứng nhận thiết bị đã được kiểm định theo quy định

3.Các yêu cầu cơ bản trong lắp đặt và sử dụng an toàn thang máy

Yêu cầu lắp đặt trong thang máy

3.1.Tiêu chuẩn an toàn trong kích thước

Để thuận lợi trong việc thi công lắp đặt, thiết kế khi xây dựng. Các nhà sản xuất thang máy lớn như: Thang máy Fuji, Thang máy Mitsubishi,… đều đưa ra những tiêu chuẩn như sau.

  • Thang máy tải khách trên 10 tầng thường có tải trọng nhỏ nhất 900kg.

  • Thang máy tải hàng hóa trọng tải từ 1,500kg trở lên.

3.2.Phân bố số lượng thang máy trong 1 khu vực

Tại Việt Nam năm 2018, theo điều 2 mục 2.4 của Quy chuẩn quốc gia QCVN 04:2018/BXD quy định về nhà chung cư như sau:

  • Nhà chung cư 6 tầng trở lên: Tối thiểu có 1 thang máy. Nhà từ 9 tầng: Tối thiểu 2 tháng máy. Ngoài ra, đối với tòa nhà có 1 thang máy phải có kích thước có thế vận chuyển được băng xe đẩy cấp cứu, trong trường hợp cấp bách

  • Ngoài ra, Cách phân bố số lượng thang cũng có thể tính mật độ dân số là 250 người (Khoảng 65 căn hộ) và không tính số lượng người ở tầng 1. Tải trọng của thang máy tối thiểu là 400kg, nếu chỉ có một thang máy thì trọng tải tối thiểu phải từ 600kg.

3.3.Vị trí lắp đặt thang máy

Về quy định nơi đặt vị trí thang máy hiện nay chưa có yêu cầu bắt buộc phải đặt ở khu vực nào. Tuy nhiên, để thuận tiện, thông thường thang máy luôn được bố trí gần lối vào của tòa nhà. Giúp người sử dụng dễ dàn tiếp cận cũng như thực hiện quy trình bảo dưỡng và bảo trì thang máy.

3.4.Tiêu chuẩn về phòng máy

Hiện nay thang máy thường được thi công dưới 2 dạng: Thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy.Thông thường với thang có phòng máy thì chiều cao OH sẽ được quy chuẩn như sau:

  • Chiều cao 1500mm tải trọng dưới 350kg

  • Chiều cao 1600mm tải trọng dưới 450kg

  • Đối với một hệ thống có nhiều thang máy trong tòa nhà, chiều cao tối thiểu là 2200mm.

3.5.Tiêu chuẩn về sảnh chờ thang

 Chiều rộng chuẩn của sảnh được quy định thông thường là 1200mm và phù hợp với kiến trúc của tòa nhà.

3.6.Hố Pit thang máy

 Đối với từng loại thang máy, kích thước hố thang máy sẽ thường được quy định và thiết kế khác nhau. Thông thường, tùy vào kích thước và khối lượng tải của thang máy, Độ sâu hố pit từ 1200mm ~ 1800mm

 Hố Pit thang máy được thiết kế thường để lắp đặt bộ phận an toàn như: bộ giảm chấn, trục vít, hệ thống điện dưới, bình hứng dầu, công tắc hành trình quá cữ. Những bộ phận này đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chống đỡ và đảm bảo an toàn thang máy.

 

Share :

Viết bình luận